Niềm Vui Phục Sinh

Trong một cơ hội t́nh cờ, có ba người đại diện cho ba tôn giáo lớn là: Phật giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo ngồi lại tranh luận với nhau, và ai cũng tự hào về đấng sáng lập đạo của ḿnh.

Người Phật tử nói: "Khi Đức Phật Thích Ca chết, chúng tôi đưa đi hỏa táng và hài cốt của Ngài hiện đang để trong chùa Xá Lợi (Xương Phật), điều đó chứng tỏ Phật Thích Ca của chúng tôi hiện hữu."

Tiếp đến, Môn đồ Hồi giáo lên tiếng: "Khi Giáo Chủ Mahomét chết, ngài để lại cho chúng tôi nắm tóc và bộ râu, được lưu giữ trong đền thờ bên Árập. Điều đó chứng minh Giáo chủ chúng tôi có mặt trên trần gian này."

Rồi hai người hỏi tín hữu Kitô giáo: "C̣n Chúa Giêsu của anh chết, Ngài có ǵ để lại ǵ làm bằng chứng  không?". Người tín hữu trả lời:

Khi Chúa chúng tôi chết, Ngài để lại ngôi mộ trống, v́ Ngài không chết luôn như Giáo Chủ các anh, Ngài đă sống lại ra khỏi mồ. Do đó, chúng tôi không có mảnh xương, hài cốt như Phật Thích Ca; hay nắm tóc, bộ râu như Giáo Chủ Mahomét.

Nếu Chúa của chúng tôi chết mà không sống lại, th́ chúng tôi chẳng tôn thờ Ngài. Các nhà truyền giáo chẳng dại ǵ mà phải dấn thân vào những nơi xa xôi để rao giảng Tin mừng. Các thánh tử đạo chẳng liều ḿnh đổ máu ra làm chứng cho Đấng đă chết mà không sống lại!

Thật vậy, Thánh Phaolô nói rằng: "Nếu Đức Kitô chết mà không sống lại, th́ đức tin của chúng ta chỉ là hảo huyền và lời rao giảng cũng trở nên vô ích…"(1,Cr.15,14-19).

Nếu Đức Kitô chết mà không sống lại, th́ Ngài không phải là con Thiên Chúa hằng sống; việc Ngài hiến ḿnh chịu chết là một điên rồ. Những phép lạ Ngài làm chỉ là phù phép giả tạo. Toàn bộ giáo lư Ngài rao giảng đều sụp đổ.

Nếu Đức Kitô chết mà không sống lại, chắc chắn các Bí tích phát sinh từ cạnh sườn Ngài đều vô hiệu hoá. Giáo hội Ngài thiết lập sẽ không tồn tại. Và như vậy, sẽ không có đạo Công Giáo, không có những ngôi thánh đường trên thế giới.

Nếu Đức Kitô chết mà không sống lại, th́ Ngài cũng chẳng hơn ǵ chúng ta, cùng lắm th́ như các vị đạo sư, chết là hết.

Nhưng, Đức Kitô đă chết và đă sống lại, chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa hằng sống, như lời Ngài nói: "Ta có quyền thí mạng sống và cũng có quyền lấy lại (Ga 10,18); Ta là sự sống lại và là sự sống" (Ga 10, 25).

Thế th́, Chúa Kitô sống lại Ngài mang lại cho chúng ta những ǵ?

Trước nhất, Ngài mạng lại cho chúng ta niềm vui. Niềm vui này khởi đi từ các tông đồ, "các ông vui mừng v́ xem thấy Chúa" (Ga 20, 20), và cũng là niềm vui cho toàn thể dân thánh. Vui v́ Chúa đă chiến thắng tử thần "Ngài không bao giờ chết nữa" (Rm 6, 9). Vui v́ nhờ cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa, chúng ta được thông phần vào đời sống mới, với tư cách là con cái Thiên Chúa, được đồng thừa tự với Đức Kitô.

Chúa sống lại ban cho chúng ta niềm hy vọng. Hy vọng ngày mai đây khi nhắm mắt ĺa đời, chúng ta cũng được sống lại với Chúa, lúc đó sẽ gặp lại những người thân đi trước chúng ta.

Chúa sống lại ban cho chúng ta nguồn an ủi, v́ Chúa đă vượt qua cái chết bởi những đau khổ, đă nếm mùi cay đắng của một kiếp người rồi tiến đến vinh quang.

Như vậy, mọi việc lành chúng ta làm ở đời này đều sinh công ích. Mọi đau khổ của chúng ta đều có giá trị vĩnh cửu đời sau, nếu chúng ta biết chấp nhận v́ ḷng yêu mến Chúa.

Chúa sống lại, Ngài muốn minh chứng cho chúng ta biết rằng: Ngài là Thiên Chúa giàu ḷng thương xót, đă chết đi để chúng ta được sống.

Chớ ǵ mỗi năm mừng kỷ niệm Chúa Phục Sinh, là dịp nhắc nhở chúng ta sống lời mời gọi của Thánh Phaolô: "Nếu anh em muốn sống lại với Đức Kitô, th́ anh em hăy t́m kiếm những sự trên trời..." (Cl. 3,1).

T́m kiếm những sự trên trời, không phải là bỏ hết công ăn việc làm để rồi tối ngày chỉ đi nhà thờ quỳ cầu nguyện liên lỉ, nhưng t́m kiếm những sự trên trời, theo như lời thánh Phaolô khuyên nhủ đó là: "Dù anh em ăn, dù anh em uống hay làm bất cứ việc ǵ, anh em hăy làm v́ vinh danh Chúa" (1Cr 10,31).

Mỗi sáng khi thức dậy, người mà chúng ta nhớ đầu tiên phải là Chúa. Việc lo lắng t́m kiếm trước tiên phải là Nước trời "Tiên vàn, các con hăy t́m kiếm Nước Thiên Chúa trước..." (Mt 6, 33). Rồi cuối ngày trước khi ngả lưng xuống ngủ, người nhớ cuối cùng cũng phải là Chúa, nếu có ǵ lầm lỗi trong ngày xin Chúa thứ tha.

Nếu ngày nào chúng ta cũng sống với tất cả ư thức như thế, là chúng ta đang t́m kiếm những sự trên trời, đang sống Tin mừng Chúa Phục Sinh.

Anh chị em thân mến,

Mỗi lần tham dự Thánh lễ, sau khi linh mục truyền phép chúng ta đồng thanh tung hô: "Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi  Chúa đến" (1Cr 11,26).

Thế nào là loan truyền và tuyên xưng việc Chúa sống lại?

1. Loan truyền bằng cách sống chứng nhân ḷng thương xót đó là: đem yêu thương vào nơi oán thù; đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lư vào chốn lỗi lầm.

2. Tuyên xưng việc Chúa sống lại không phải bằng "đầu môi chót lưỡi" nhưng bằng cách thay đổi lối sống của ḿnh. Như các tông đồ, họ không c̣n sống cho chính bản thân ḿnh nữa, mà sống cho "Đấng đă chết và sống lại v́ chúng ta". V́ thế, họ sẵn sàng chịu đau khổ, chịu chết v́ danh Chúa Phục sinh.

Ngày xưa, trong cuộc thương khó Chúa, các tông đồ hoảng sợ, đức tin lung lay tận gốc rễ, nhưng nhờ Đức Mẹ củng cố niềm tin mà các ông được vững mạnh. Th́ bây giờ, giữa một thế giới có nhiều biến động và nhiều thách đố, nhiều khi làm cho đức tin chúng ta bị lung lay chao đảo, th́ hăy bắt chước các tông đồ mau chạy đến với Đức Mẹ, người Mẹ của ḷng thương xót, sẽ ra tay nâng đỡ phù tŕ, giúp chúng ta can đảm làm chứng cho tin mừng phục sinh của Chúa.

Lạy Nữ Vương thiên đàng, hăy vui mừng Alleluia. V́ Con Mẹ đă sống lại thật. Alleluia. Xin cầu cho chúng con. Amen.

Lm. Gioan M. Nguyễn Thiên Khải, CMC

 

* * * * *   * * * * *