DỊCH BỆNH
EBOLA
Bác sĩ
Nguyễn Tiến Cảnh, MD
Dân
chúng cả tháng nay đang hoang mang lo lắng
về dịch bệnh Ebola. Xin có ít ḍng vắn gọn
để mọi người hiểu về căn bệnh nguy hiểm này
để đề pḥng cho ḿnh, gia đ́nh, xă hội, đất
nước và thế giới.
TÊN
BỆNH:
Tại sao
gọi là Ebola? Ebola là loại siêu vi khuẩn
t́m thấy vào năm 1976 ở xác thú vật nơi một
làng quê cạnh một gịng sông chảy qua thành
phố Yambuku thuộc Congo mà trước kia gọi là
Zaire. Nay bộc phát ở Phi Châu, Bắc Liberia
làm chết cả hàng ngàn người. Một loại siêu
vi khuẩn khác tên là Marbug cũng gây bệnh
nguy hiểm tương tự .
Có 2
tên gọi: Bệnh dịch Ebola gọi tắt là Ebola
(Ebola Virus Disease (EVD)
hoặc Bệnh Ebola xuất huyết (Ebola
Hemorrhagic Disease ( EHD),
v́ gây chảy máu nơi người bệnh.
Hiện
được biết có 5 loại siêu vi khuẩn thuộc nhóm
này, một số thuộc lại dữ làm chết người xuất
hiện ở Phi Châu, một loại hiền xuất hiện ở
Phi Luật Tân không nguy hiểm chết người.
TRUYỀN BỆNH:
Siêu vi
khuẩn Ebola lan từ súc vật qua súc vật rồi
từ súc vật qua người khi tiếp súc với thú
vật có bệnh như khỉ, dơi ăn trái cây …hoặc
giữa người với người qua đường máu, nước
tiểu, phân, nước răi. Dơi ăn trái cây là nơi
trú ẩn của loại siêu vi khuẩn này.
Bệnh
phát hiện nhiều ở Phi Châu v́ dân hay ăn
thịt thú rừng. Bênh lây truyền qua người
cũng do t́nh trạng phá rừng, thú vật không
c̣n nơi trú ẩn nên di chuyển, bay tứ tung và
mang bệnh đến cho người. Con người, ở thời
đại ngày nay v́ sống với súc vật quá thân
thiết cũng dễ bị lây bệnh. Nhân viên y tế
hay những người săn sóc bệnh nhân hoặc tiếp
súc với bệnh nhân cũng dễ bị lây bệnh.
Cho đến
giờ chưa thấy nói đến sự lan truyền bệnh qua
không khí, đường hô hấp, nhưng theo bác sĩ
M. Osterholm, chuyên viên y tế công cộng,
Giám đốc trung tâm nghiên cứu bệnh học thuộc
University Minesota- biết đâu một ngày nào
đó nó có thể lan truyền qua đường hô hấp
bằng cách như ho, x́ mũi, hắt hơi…. Tóm lại
chúng ta phải cẩn thận.
TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH:
Khi bị
bệnh, người bệnh không có triệu chứng ǵ cả,
đó là thời kỳ nhiễm bệnh (incubation) chừng
7 ngày tới 2 tuần lễ. Sau đó bệnh nhân bị
sốt, choáng váng, mệt mỏi, đau khớp và bắp
thịt, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, có khi
tiêu chảy. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể
chết rất nhanh, v́ cơ thể người bệnh không
c̣n chức năng đề kháng, mất máu, mất nước
điện giải trong người v́ máu chảy nhiều (nội
xuất huyết và cả xuất huyết ngoại, vô cớ bầm
tím ngoài da). Ở thời kỳ này pḥng thí
nghiệm/nhà thương sẽ kiếm ra siêu vi khuẩn,
có h́nh thù đặc biệt chứng tỏ bệnh Ebola:
V́ vi
khuẩn Ebola gây chảy máu, làm mất nước/chất
điện giải trong cơ thể và nhất là nó làm cơ
quan miễn nhiễm / đề kháng của con người mất
chức năng nên người bệnh không c̣n đủ sức
chống đỡ lại cơn bệnh và chết. Do đó, cho
đến giờ bác sĩ chữa bệnh là chỉ chữa bằng
cách yểm trợ, giúp sức (Supportive
treatment), tăng sức đề kháng cho cơ thể khả
dĩ có thể chống chọi lại con bệnh
CHỮA
TRỊ
Cho đến
nay chưa có thuốc chính thức để chữa bệnh
Ebola. Bác sĩ, nhà thương chỉ chữa bằng yểm
trợ tâm lư và thể lực. Tâm lư là an ủi,
khuyên bệnh nhân nên an tâm, b́nh tĩnh đừng
để tâm lư suy sụp sẽ làm thể xác xụp đổ
nhanh hơn. Thể lực là chữa làm cho cơ quan
đề kháng / miễn nhiễm của cơ thể không bị
liệt băng cách bồi bổ máu, thay thế nước
điện giải trong cơ thể bị vi khuẩn Ebola tấn
công, nghĩa là giúp sức, tăng cường lực.
Chữa những biến chứng của bệnh để giữ cân
bằng moi cơ quan trong con người hầu có
thể sinh tồn
Hiên
nay có loại thuốc ZMAPP có nhiều hy vọng
nhưng c̣n trong ṿng thử nghiệm và chỉ đặc
biệt dùng cho nhân viên y tế (bác sĩ, y tá,
bác sĩ không biên giới…). Bác sĩ Kent
Brandly, người bị lây bệnh khi giúp bệnh
nhân bị Ebola ở Liberia là người đầu tiên
xin được thử nghiệm bằng thuốc này và đă
khỏi. Thuốc ZMAPP là một hỗn hợp huyết thanh
chứa 3 kháng thể đơn ṛng có tác dụng trên
những phân tử khác khiến hệ miễn nhiễm không
bị phá hủy. Thuốc rất có triển vọng
PH̉NG NGỪA:
Thuốc chủng / Vaccin:
Cho đến
giờ cũng chưa có thuốc chủng ngừa bệnh
Ebola. Theo GS.Dreck Gatherer thuộc
Lancaster University, Anh Quốc, vi khuẩn
Ebola biến hóa vô lường tùy theo môi trường
sống (mutation), nên khó có thể t́m ra được
chất giệt vi khuẩn thích hợp. Nếu có t́m
được th́ thuốc cũng không hiệu nghiệm được
lâu dài.
V́ vậy,
chúng ta phải tự học hỏi. Chúng ta đă biết
qua cách lây truyền bệnh th́ cách pḥng ngừa
sẽ dễ dàng. Cứ việc làm ngược lại những ǵ
có thể làm cho ḿnh mắc bệnh.
Trong bệnh viện:
-Cô lập
bệnh nhân.
-Nhân
viên y tế nhà thương v́ nhiệm vụ phải tiếp
súc với bệnh nhân th́ phải mang đồ ngăn ngừa
đúng cách và hợp lệ.(quần áo, giầy, găng tay,
mũ, khẩu trang…)
-Người
không có nhiệm vụ săn sóc bệnh không nên tới
gần bệnh nhân.
-Tiêu
hủy đồ dùng của bệnh nhân như quần áo vật
dụng…phải đúng theo thủ tục y tế công cộng
của nhà nước/bộ y tế.
Ngoài bệnh viện:
-Tránh
không du lịch đến những nước, miền đang có
dịch Ebola
-Tránh
tiếp xúc với bệnh nhân. Nếu cần thiết th́
phải giữ đúng nguyên tắc pḥng ngừa như nhân
viên bệnh viện
-Không
giữ người nghi mắc bệnh Ebola trong nhà
-Rửa
tay, khử trùng khi vô t́nh tiếp súc với
người bệnh
-Vào
nhà thương ngay khi cảm thấy nghi ngờ bị
Ebola
-Không
dự đám ma người chết vị Ebola
-Tránh
ăn thịt thú rừng
-Tránh
tiếp súc với thú rừng hoang dă
-Nhắc
lại lời Bác sĩ Osterholm, cho đến giờ chưa
biết là bệnh có thể truyền qua dường hô hấp
hay không, nhưng biết đâu một lúc nào đó nó
có thể truyền qua không khí, đường hô hấp
như ho, hắt hơi, x́ mũi...
SỰ
KIỆN:
- Ebola
là bệnh rất nguy hiểm, làm chết người khá
nhanh. Tử vong có thể lên tới 90%. Bệnh xuất
phát trước tiên ở các nước Phi Châu rồi lây
lan tới các nước khác. Ở Liberia có hơn
7,500 người mắc bệnh, 3,500 người chết.
- Ở Hoa
Kỳ, người bị Ebola đầu tiên là Bác sĩ Kent
Brandly, 33 tuổi và một nữ nhân viên y tế
Nancy Writebold làm việc trong cơ quan thiện
nguyện Samaritan’s Purse đi giúp những người
bị bệnh Ebola ở Liberia đă bị lây bệnh và
trở về Hoa Kỷ chữa trị tại bệnh viện Emory ở
Atlanta, GA đă khỏi và rời bệnh viện ngày
21-8-14 sau 20 ngày chữa trị.
- Cuối
tháng 7, một người Hoa Kỳ, nhân viên nhà
nước, ông Patrick Sawyer làm việc ở Liberia
trên đường về nước dư lễ sinh nhật của con
đă ghé phi trường Lagos th́ cảm thấy mệt,
vào nhà thương khám phá ra bị Ebola. Ông qua
đời tại nhà thương.
-
Thomas Duncan, người Liberia đến thăm gia
đ́nh ở Dallas, Texas lúc chưa thấy có triệu
chứng. Khi cảm thấy nóng sốt, th́ đến nhà
thương, bác sĩ cho về và chữa trị theo bệnh
nhiễm trùng b́nh thường. Ít ngày sau bệnh
trở nặng phải cấp cứu vào nhà thương Texas
Health Presbyterian, nơi đây chẩn bệnh bị
Ebola. Điều trị chừng gần tuần lễ, ông qua
đời ngày 8-10-2014.
- Tại
Tây Ban Nha, một nữ y tá của bệnh viện
Carlos, Madrid. Bà này cũng đă chết. Con chó
quư của bà cũng bị giết để pḥng ngừa. Thiên
hạ phản đối quá. Nhưng…mang người chắc phải
quư hơn chó?
- Hôm
12-10-14 đài FOX loan tin một y tá của Texas
Health Presbyterian xác định bị Ebola. Chắc
là do lây bệnh từ Thomas Duncan. Chưa rơ kết
quả sống chết. Nhân viên bệnh viện phản đối
t́m phương cách ngăn ngừa…..
-Trung
tâm dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đă gửi 50 chuyên
viên qua Liberia và các nước Phi Châu nghiên
cứu để t́m cách giúp pḥng ngừa.
-Dân
chúng Hoa Kỳ, truyền thông báo chí đề nghị
kiểm soát chặt chẽ hoăc cô lâp không cho máy
bay đến từ các xứ có dịch bệnh Ebola nhưng
kết quả chưa ngă ngũ. Ông tổng thống "thay
đổi / Changes" th́ vẫn cấm khẩu ngồi ĺ
hoặc tỉnh bơ đi chơi golf, không một kế
hoạch chung cho cả nước, trong khi dân chúng
ồn ào, thế giới xôn xao!